4 mốc NÊN bảo dưỡng xe ô tô
Trong quá trình sử dụng xe ô tô, bảo dưỡng xe định kỳ là việc làm rất quan trọng nhằm mục đích đảm bảo các bộ phận trên xe hoạt động ổn định, an toàn khi lái xe và tiết kiệm chi phí sửa chữa. Dưới đây là một số thông tin liên quan đến các mốc bảo dưỡng xe ô tô cũng như những hạng mục cần kiểm tra thường xuyên.
Trong quá trình sử dụng xe ô tô, bảo dưỡng xe định kỳ là việc làm rất quan trọng nhằm mục đích đảm bảo các bộ phận trên xe hoạt động ổn định, an toàn khi lái xe và tiết kiệm chi phí sửa chữa. Dưới đây là một số thông tin liên quan đến các mốc bảo dưỡng xe ô tô cũng như những hạng mục cần kiểm tra thường xuyên.
1. Các mốc quan trọng NÊN bảo dưỡng xe ô tô
Tùy thuộc vào từng hãng hoặc dòng xe mà các mốc bảo dưỡng xe ô tô được quy định dựa trên số km đã đi hoặc thời gian lưu hành. Theo đó, Toyota Việt Nam khuyến nghị quý khách hàng nên mang xe tới các đại lý của Toyota trên toàn quốc để thực hiện công tác bảo dưỡng sau mỗi 5.000km xe đi hoặc 6 tháng sử dụng. Tùy điều kiện nào đến trước mà có thể áp dụng 4 cấp bảo dưỡng tương ứng sau đây:
1.1. Bảo dưỡng cấp nhỏ (5.000km và 6 tháng)
Bảo dưỡng cấp nhỏ khi xe bắt đầu đạt mốc 5.000/6 tháng đầu tiên, hoặc tại các số km đạt mốc 15.000 km, 25.000 km và mốc thời gian 18 - 30 tháng (Tuỳ điều kiện về km và thời gian). Tài xế cần bảo dưỡng lần đầu của xe ô tô mới, ở cấp bảo dưỡng này thì chủ xe cần kiểm tra:
- Mức dầu thắng, dầu hộp số
- Hệ thống đèn xe
- Hệ thống còi xe
- Nước làm mát ô tô, nước cần gạt kính xe
- Thay dầu động cơ
- Áp suất lốp ô tô, độ mòn lốp xe
- Bình ắc quy, độ mòn điện cực
- Bộ lọc gió điều hòa và động cơ
1.2. Bảo dưỡng cấp trung bình (10.000km và 12 tháng)
Bảo dưỡng cấp trung bình khi xe bắt đầu đạt mốc 10.000 km/12 tháng đầu tiên, tại số 30.000 - 50.000 km hoặc mốc thời gian 18 - 30 tháng. Tài xế cần phải tiến hành bảo dưỡng để đảm bảo xe vẫn hoạt động ổn định và an toàn. Bảo dưỡng xe ô tô cấp trung bình ngoài những hạng mục ở cấp nhỏ, do đó chủ xe cần cân nhắc kiểm tra thêm 1 số bộ phận chính như: Dầu trợ lực lái, dầu phanh ô tô, nắp bình xăng, đường ống và đầu nối của hệ thống nhiên liệu, độ rơ vô lăng, phanh trước và sau, Hệ thống treo trên ô tô, rô tuyn và cao su chắn bụi trục truyền động, hệ thống xả,...
1.3. Bảo dưỡng cấp trung bình lớn (20.000km và 24 tháng)
Bảo dưỡng cấp trung bình lớn khi xe bắt đầu đạt mốc 20.000 km/24 tháng đầu tiên, tại số 30.000 - 50.000 km hoặc mốc thời gian 18 - 30 tháng. Thực hiện bảo dưỡng xe ô tô cấp trung bình lớn khi xe đã chạy được 20.000km hoặc sau 12 tháng sử dụng. Ở cấp độ bảo dưỡng này, ngoài các hạng mục bảo dưỡng cấp trung bình, chủ xe cần kiểm tra thêm:
- Thay bugi
- Hệ thống phanh đỗ
1.4. Bảo dưỡng cấp lớn (trên 40.000km và 48 tháng)
Bảo dưỡng ô tô cấp lớn khi xe bắt đầu đạt mốc 40.000 km/48 tháng đầu tiên, tại số 80.000 - 120.000 km trở lên hoặc mốc thời gian 96 - 144 tháng. Ngoài các hạng mục bảo dưỡng cấp lớn, chủ xe cần kiểm tra thêm một số bộ phận như:
- Khe hở xu páp
- Thay lọc nhiên liệu
- Dầu cầu, dầu phanh, dầu trợ lực lái, dầu hộp số
- Thay bugi và kiểm tra độ mòn của má phanh
- Đảo lốp, cân bằng động bánh xe và cân chỉnh độ chụm
- Kim phun, họng hút, hệ thống treo, rô tuyn, cao su giảm chấn, thanh cân bằng và siết gầm
- Làm sạch lọc gió điều hòa, kiểm tra và bổ sung thêm ga lạnh cho điều hòa. Bộ lọc gió điều hòa và bộ lọc gió động cơ cứ sau mỗi 30.000km nên vệ sinh để tránh bụi bẩn bám vào, ảnh hưởng động cơ và sức khỏe.
Lưu ý: Khi xác định cấp bảo dưỡng xe ô tô cần thực hiện, nếu các điều kiện sử dụng thực tế yêu cầu cấp bảo dưỡng khác nhau thì cấp bảo dưỡng lớn nhất trong các cấp bảo dưỡng sẽ được lựa chọn thực hiện.
>> Xem thêm: Hệ thống phun xăng điện tử là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động
2. 10+ hạng mục cần kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên
Khi mang xe ô tô đi bảo dưỡng, chủ xe cần phải kiểm tra các hạng mục sau đây:
Nước làm mát: Nếu sử dụng dung dịch làm mát thiếu hoặc bị bẩn sẽ dẫn đến động cơ quá nóng hoặc két nước bị ăn mòn.
Thay nước làm mát ô tô (Nguồn: Sưu tầm)
Dầu động cơ: Dùng dầu động cơ thiếu hoặc bẩn do không được thay trong thời gian dài có thể dẫn đến các vấn đề về động cơ, thậm chí là gây hư hại cho động cơ.
Thay dầu động cơ xe ô tô (Nguồn: Sưu tầm)
Dầu phanh: Nếu dầu phanh không được thay trong thời gian dài sẽ bị bẩn, khiến phanh mất tác dụng và có thể dẫn đến tai nạn.
Thay dầu phanh xe ô tô (Nguồn: Sưu tầm)
Cần gạt nước: Việc dùng cao su gạt nước đã bị hư hỏng sẽ làm cho tài xế khó quan sát phía trước, dễ gây ra tai nạn.
Kiểm tra cần gạt nước xe ô tô (Nguồn: Sưu tầm)
Dây đai thang: Sử dụng dây đai thang lỏng hay bị mòn có thể làm ắc quy chết hoặc làm cho động cơ bị quá nhiệt.
Kiểm tra dây đai thang xe ô tô (Nguồn: Sưu tầm)
Lọc dầu: Không thay lọc dầu trong thời gian dài có thể làm hạn chế dòng chảy giữa của dầu hoặc có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn, dẫn đến vấn đề về động cơ và gây hư hại cho xe.
Thay bộ phận lọc dầu xe ô tô (Nguồn: Sưu tầm)
Dung dịch ắc quy: Sử dụng dung dịch ắc quy với mức thấp có thể làm ắc quy bị quá nhiệt, chết ắc quy hoặc thậm chí bị nổ.
Kiểm tra dung dịch ắc quy xe ô tô (Nguồn: Sưu tầm)
Bộ phận lọc khí: Nếu bộ phận lọc khí bị bẩn, lượng không khí cần thiết sẽ không vào được động cơ, làm giảm công suất của xe và tăng tiêu hao nhiên liệu.
Thay bộ phận lọc khí của xe ô tô (Nguồn: Sưu tầm)
Má phanh đĩa – Má phanh trống: Dùng má phanh quá giới hạn làm việc sẽ dẫn đến việc phanh xe mất hiệu lực và có thể gây ra tai nạn.
Kiểm tra má phanh xe ô tô (Nguồn: Sưu tầm)
Ống dầu phanh: Nếu sử dụng ống dầu phanh kém chất lượng có thể bị vỡ đột ngột, dẫn đến mất phanh hoàn toàn và gây ra tai nạn.
Kiểm tra ống dầu phanh xe ô tô (Nguồn: Sưu tầm)
Lốp: Áp suất lốp ô tô thấp hoặc lốp xe bị mòn có thể dẫn đến việc xe trượt lốp và bị xì, gây ra tai nạn.
Kiểm tra áp suất lốp xe ô tô (Nguồn: Sưu tầm)
Nguồn: Toyota.com.vn